viết một chuyện t́nh 

 

  Mấy lúc gần đây, không hiểu sao, tôi bỗng thèm viết một chuyện t́nh ! Từ ngày tập tễnh viết văn, nhớ lại, tôi chưa từng viết chuyện t́nh nào cả. Điều này làm tôi cũng ngạc nhiên, bởi v́, chuyện t́nh là chất liệu mà các nhà văn khai thác thừơng nhứt và nhiều nhứt. Từ những ng̣i bút măng non của tuổi học tṛ qua những nhà văn " tài tử " hay đă thành danh… có ai không từng viết chuyện t́nh ? Chỉ có tôi là chưa. Lạ thật !

           Vậy mà bây giờ tôi bỗng thèm viết một chuyện t́nh. Ở cái tuổi về chiều của tôi, " thèm " như vậy không biết có phải là triệu chứng của sự hồi xuân hay không ? Người ta nói mấy ông già ở tuổi hồi xuân " ghê " lắm , " mắc dịch " lắm. V́ vậy, khi về già, tôi hay bị ám ảnh bởi cái tuổi hồi xuân đó, và không biết lúc nào " nó " bùng ra để biến tôi thành ông già " mắc dịch " ! Cho nên khi cảm thấy thèm viết chuyện t́nh, tôi tự hỏi : " Có phải là nó đến đó không ? ". Hỏi mấy ông bạn già – già hơn tôi để có nhiều kinh nghiệm – th́ người nào cũng cười cười : " Nó đó !". Nếu thật là " nó"  th́ cái sự hồi xuân của tôi không đến nỗi nào " ghê "  lắm. Trái lại, nó có vẻ nhẹ nhàng tao nhă nữa. Bởi v́ tôi chỉ có thèm viết chuyện t́nh thôi !

           Dĩ nhiên, tôi không có cao vọng viết một chuyện t́nh loại " để đời " như " Lan và Điệp ", hay như " Roméo và Juliette ". Tôi chỉ thèm viết một chuyện t́nh tầm thường, chẳng éo le gút mắt ǵ hết, nhưng phải là một chuyện t́nh sống thực.

           Vậy là đầu hè năm nay, tôi bắt đầu giàn dựng " một chuyện t́nh "…

           Muốn viết một chuyện t́nh, đầu tiên là phải có một chàng trai và một cô gái. Dễ quá ! ( C̣n chuyện t́nh giữa hai đực rựa với nhau hay giữa hai kiều nữ với nhau mà người ta gọi một cách văn vẻ là " đồng tính luyến ái "… loại chuyện t́nh tréo cẳng ngỗng đó không nằm trong sự thèm viết  của tôi ! Mô Phật ! ). Chàng trai không cần phải " đô con ", cô gái không cần phải đẹp như người mẫu. Hai nhân vật mà tôi muốn " dựng " lên phải giống như mọi người b́nh thường, nhưng họ phải trẻ (Lạ quá ! Sao chuyện t́nh nào cũng phải có nhân vật trẻ hết ! Làm như ở lứa tuổi sồn sồn chuyện t́nh bị … xơ cứng, không gợi cảm hứng cho nhà văn nữa !) Và họ phải dễ thương !

           Ở nhà vợ chồng tôi không có bàn viết. Lâu nay, tôi viết ở bàn ăn. Cho nên, muốn viết phải … canh giờ, bởi v́ gần tới giờ cơm là phải đi chỗ khác. Sau bữa ăn, dọn dẹp xong, mang giấy bút trở lại bàn ăn để viết tiếp th́ ư văn nó đă đi đâu mất !

           Lần này, thèm viết chuyện t́nh – lại là lần đầu tiên viết chuyện t́nh – tôi muốn được viết một cách … trơn tru, nghĩa là không bị bắt buộc ngừng ngang để trả bàn ăn lại cho bữa ăn, và tôi được tự do ngắt câu văn ở chỗ nào mà tôi xét thấy ư văn vẫn nằm nguyên ở đó ngoan ngoăn chờ, và nhứt là xấp giấy tôi viết vẫn giữ nguyên vị trí xiên xiên của nó trên mặt bàn – tôi có tật đặt giấy không thẳng góc với cạnh bàn mới viết được ! – để khi tôi ngồi trở lại viết tôi không cảm thấy có sự gián đoạn ! Muốn được như vậy, tôi phải có một cái bàn riêng để viết.

           Chủ nhựt đó, tôi nói chuyện cái bàn viết cho hai thằng con tôi nghe, khi chúng nó chở gia đ́nh lại nhà tôi ăn cơm ( Nhà của vợ chồng tôi ở trong một làng nhỏ – ngoài đồng, xa Paris. Các con tôi, v́ đều làm việc ở Paris, nên có nhà ở trong đó. Cuối tuần, tụi nó hay chở nhau ra thăm ông bà nội v́ nhà có sân trước vườn sau rộng răi cho mấy đứa nhỏ chạy giỡn nô đùa ). Tụi nó hỏi :

           - Ba cần cái bàn bao lớn ?

           - Không cần phải loại bureau lớn làm ǵ. Ba chỉ cần một bàn nhỏ cở sáu tấc một thước có một hộc ở giữa để bản thảo và giấy bút. Nhẹ nhàng vậy thôi.

           Hai hôm sau, thằng con lớn chở tới một cái bàn đúng y như tôi muốn. Tôi cho nó đặt bàn ngay trong pḥng vợ chồng tôi ở trên lầu, cạnh cửa sổ. Ngồi ở đó, tôi có cái nh́n thật thoải mái. Nh́n lên là trời cao trong vắt – thời tiết đang là mùa hè – Nh́n xuống là khu vườn sau nhà tôi với mấy cây ăn trái đầy trái và khoảng đất trồng rau trồng cà của vợ tôi. Cuối vườn là hàng rào trắc bá diệp thấp thấp. Tiếp theo đó là vườn sau của nhà phía bên kia, lớn hơn vườn nhà tôi, bởi v́ nó có một hồ tắm.

           Tôi nói với con tôi :

           - Đó ! Phải ngồi một chỗ như vầy, phải có cái nh́n như vầy, mới có hứng viết văn. Con thấy không ?

           Thích quá, tôi vói lấy xấp giấy trắng và cây bút bi để ở đầu giường đem đặt lên bàn, rồi ngồi vào ghế, khoanh tay ngă người lên thành ghế, mắt nh́n thẳng ra cửa sổ. Tôi có cảm tưởng như chuyện t́nh mà tôi muốn viết, tôi vừa viết xong !

           Đúng lúc đó, vợ tôi bước vào pḥng. Bả la lên :

           - Trời ơi ! Đặt cái bàn viết kiểu ǵ kỳ vậy ! Pḥng chỉ có một cửa sổ mà ổng ngự ở đó không cho ai xài hết. Bộ hết chỗ để rồi sao ?

           Thằng con giải thích :

           - Ba viết văn, ba cần ngồi ở chỗ có cái nh́n khoáng đăng. Với lại ba cũng đâu có che hết cái cửa sổ đâu mà má la.

           - Ổng bầy đặt chuyện đó. Xưa nay, ổng viết ở bàn ăn chớ viết ở đâu ? Bây giờ, ổng đ̣i mua bàn để có cớ cho ổng ngồi ngay cửa sổ ổng ḍm con đầm ở truồng nằm phơi nắng ở nhà bên kia ḱa.

           Thằng con cười hề hề, c̣n tôi th́ nghe như vừa bị tạt cho một xô nước lạnh !

           Sự thật, con đầm nhà bên kia, mùa này, sáng nào cũng ra hồ tắm bơi lội rồi phơi nắng, nhưng nó có mặc mai-dô đàng hoàng. Và chỗ nó nằm phơi nắng – nh́n từ cửa sổ pḥng tôi – bị mấy cây ăn trái của vườn nhà nó che khuất. Mà cho dù nó có nằm ngay trước mắt chắc tôi cũng không ngừng viết để nh́n. Bởi v́ con đầm đó đă lớn tuổi, thân h́nh mập ph́ có ngấn có ngấn, chẳng c̣n một nét nào hấp dẫn để bắt cái nh́n của tôi dừng lại lâu lâu…

           Tôi làm thinh, đứng lên tự tay kéo cái bàn đẩy vào một góc pḥng. Thằng con tiếp tay đem cái ghế qua. Vợ tôi nói có vẻ hài ḷng :

           - Đó ! Vậy, coi được không.

           Tôi vẫn làm thinh, ngồi lên ghế lấy xấp giấy trắng đặt nằm xiên xiên về phía trái rồi cầm bút để viết cái tựa " Một Chuyện T́nh ". Tôi viết chậm răi, châm chú, kẻ từng chữ một, loại chữ in – chữ hoa – loại chữ mà ḿnh có thể đồ đi đồ lại từng nét nhiều lần, để đợi thời gian đi qua … Và để cho vợ con tôi thấy tôi đang viết, tôi cần sự yên tịnh để viết, và nhứt là tôi cần ngồi một ḿnh để viết.

           - Thôi ! Ḿnh xuống dưới nhà đi má. Để cho ba viết. Với lại con phải trở về Paris ngay, sợ kẹt xe.

           Khi mẹ con nó đi ra, tôi chưa viết xong chữ " Một " ! Tôi buông bút, nh́n bức tường màu trắng đục nằm cách tôi sáu tấc mà thấy ở đó một khoảng không mênh mông lễnh loăng, c̣n tôi th́ chơi vơi một ḿnh, chới với một ḿnh. Tự nhiên, tôi thở dài…

           Tâm trạng đó rồi cũng đi qua ( Trời đă ban cho tôi tiếng thở dài thật là mầu nhiệm ! ) Tôi lại tiếp tục giàn dựng chuyện t́nh trong đó đă có hai nhân vật chánh.

           Bây giờ, phải cho họ gặp nhau. Nếu là chuyện xảy ra ở Pháp th́ dễ quá : trai gái ở đây gặp nhau " hà rầm ", không có cơ hội họ cũng bày ra cơ hội. Đằng này, chuyện t́nh mà tôi muốn viết là chuyện t́nh Việt Nam một trăm phần trăm. Thành ra phải có " cái nh́n " khác.

           Thời bây giờ, chắc không c̣n chuyện ông mai dẫn chàng trai đi coi vợ như thời tôi c̣n trẻ. C̣n sắp xếp để cô phù dâu phải ḷng anh phù rể th́ sao có vẻ tiểu thuyết quá ! Cho nên, tôi cho họ gặp nhau ở nhà một người bạn chung, trong một dịp nào đó, sinh nhựt hay đám giỗ hay tiệc tất niên ǵ ǵ .

           Đến đây th́ hơi khó. Bởi v́ tôi không biết khi chàng trai " chịu " cô gái, anh phải làm sao ? C̣n cô gái ? Làm sao thấy cô ta " chịu " chàng trai ? Và lúc nào th́ hai cái " chịu " đó … đụng nhau để có sự " giao lưu hai chiều " ? Có lẽ chàng sẽ mỉm cười nh́n nàng. Có lẽ nàng sẽ mỉm cười nh́n lại với hai vành tay ửng đỏ ( Nghe nói con gái nhạy cảm hơn con trai trong lănh vực t́nh yêu ! Ở đây chắc đúng như vậy ).

           Sau vài tua trao qua trao lại cái nh́n, chắc chàng phải t́m cách lại gần nàng để bắt chuyện ( Đọc nhiều chuyện t́nh, tôi để ư gần như lúc nào đàn ông cũng " đi " trước ) Và chắc nàng chỉ đợi có như vậy, cho nên thấy nàng tiếp chuyện ngay và có phần phấn khởi nữa.

           Vậy rồi họ quen nhau. Rồi hẹn ḥ ( Có chuyện t́nh nào mà không có cái vụ hẹn ḥ ? ) Ở Sàig̣n – chuyện xảy ra ở Sàig̣n, điều này tôi quên nói ở đoạn trước ! – có nhiều chỗ để hẹn ḥ. Hồi đó, hồi mấy con tôi c̣n nhỏ, tôi hay đưa tụi nó đi sở thú hay vườn Tao Đàn. Tôi c̣n nhớ đă thấy biết bao nhiêu cặp hẹn ḥ ở hai nơi đó … Vậy, chỗ hẹn ḥ cho hai nhân vật trong chuyện không thành vấn đề.

           Họ hẹn nhau và gặp nhau vài lần hay nhiều lần ǵ đó, không quan trọng. Điều quan trọng là không có vụ lỗi hẹn trong chuyện t́nh mà tôi muốn viết bởi v́ tôi thấy lỗi hẹn, rồi giận hờn, rồi nước mắt … v.v... nó cải lương quá và sự lỗi hẹn đă được nói quá nhiều rồi trong các chuyện t́nh. Bây giờ, viết một chuyện t́nh không có lỗi hẹn, có lẽ nó sẽ gần gũi với cuộc sống b́nh thường hơn. Nó thật hơn và chắc chắn sẽ dễ viết ( Lần đầu tiên viết chuyện t́nh, chọn cái ǵ dễ dễ để viết cho nó ... trơn ! )

           Cái không dễ viết – đối với tôi – là những chi tiết. Ví dụ như đoạn chàng và nàng bắt đầu tỏ t́nh sau nhiều lần ḥ hẹn. Họ phải làm sao ?

           Nhớ lại, hồi đó, tôi đi coi vợ mấy lần. Lần nào cũng có một ông mai dẫn đi (Sao hồi xưa có nhiều người làm nghề mai mối quá. Vậy mà thiên hạ vẫn chê rằng : " Ở đời có bốn cái ngu : làm mai, lảnh nợ, gác cu, cầm chầu " ! ) Đến lần coi vợ thứ mấy tôi không nhớ nhưng nhớ là lần cuối cùng, tôi … gật đầu. Vậy là sau đám hỏi cô gái đó và tôi " dính " nhau  rồi dính luôn cho đến bây giờ ! Dĩ nhiên là có lễ " sỉ lời " rồi có đám cưới ( Lễ " sỉ lời " là đàng trai trầu rượu đến đàng gái xin xác nhận ngày làm đám cưới, mặc dù hai bên đă OK với nhau từ lâu ! ) Chuyện t́nh hồi đó thật là dễ ợt. Bởi dễ ợt như vậy cho nên viết chuyện t́nh trong bối cảnh thời bây giờ, có nhiều chỗ tôi không biết tả ra làm sao cho sống thật !        

           Tôi đă đọc nhiều chuyện t́nh, chẳng lẽ tôi " cóp " lại sao ? Th́ thôi cố gắng tưởng tượng vậy.

           … Sau nhiều lần ḥ hẹn – có đi xi-nê, có đi ăn phở, có đi ăn kem …v.v...  những thứ phải có để hai người gần lại – một hôm ( Thường th́ là một ngày đẹp trời, bởi v́ bộ điên sao mà ḥ hẹn dưới mưa ? ), chàng làm gan cầm lấy bàn tay của nàng, cầm bằng cả hai bàn tay, thận trọng như cầm một báo vật sợ nó tan đi hay rơi mất. Nàng không rút tay về. Chỗ này, có lẽ nàng sẽ thẹn thùng nh́n xuống ( Đẹp quá ! Phản  ứng đầu tiên của người con gái ! ) Rồi, như đă lấy một quyết định, nàng vừa đặt bàn tay c̣n lại lên hai bàn tay của chàng vừa ngước lên để hai nụ nh́n giao nhau. Rồi giữ nguyên như vậy rất lâu … rất lâu …

           Đọc tiểu thuyết thấy nói " chàng và nàng nh́n nhau đắm đuối ". Ở đây, chắc " đắm đuối " là nh́n như vậy. Tôi chưa từng biết cái nh́n đắm đuối nó ra làm sao nhưng hiểu nghĩa đen của mỗi từ ( " đắm " là ch́m , " đuối " là kiệt sức ), tôi tưởng tượng ra được trạng thái kỳ diệu của đôi trai gái nh́n nhau đắm đuối : không c̣n biết ǵ hết, không c̣n thấy ǵ hết, tất cả đều tan biến, không gian thời gian … chỉ c̣n lại có hai người là hiện hữu. Tôi nghĩ : t́nh yêu chắc phải tuyệt vời lắm nên con người mới chết lịm được như vậy.

           Giàn dựng đến đây, tôi cảm thấy thật vui. Bởi v́, dù không có kinh nghiệm sống, tôi vẫn đưa " Một chuyện t́nh " đi một cách tự nhiên như thật. Tôi đứng lên bước lại cửa sổ hít một hơi dài sảng khoái. Qua kẽ lá hàng cây, tôi thấy lổ đổ dạng con đầm nhà bên kia đang nằm phơi nắng. Tôi tiếc sao nó không đẹp để tôi khỏi thấy oan ức khi bị vợ tôi " nói nầy nói nọ ". Rồi tôi lại nghĩ : tôi có nh́n người đàn bà đẹp th́ cũng giống bả đứng " chết trân " khi bả nh́n kim cương lấp lánh. Vậy mà sao...

           Có tiếng vợ tôi dưới nhà nói vọng lên :

           - Trời nắng giữ. Ông xuống tưới giùm vườn rau, coi ông. Con đầm nó ra phơi nắng rồi ḱa !

           Tôi bật cười, lặng lẽ xuống tưới rau mà thầm phục vợ tôi có tài ghép vào với nhau hai sự kiện hoàn toàn khác biệt.

           Suốt buổi đó, tôi tưới rau, quét lá khô, nhổ cỏ dại mà trong đầu vẫn giàn dựng tiếp chuyện t́nh của đôi trai gái yêu nhau mà tôi đă để lại trên bàn viết.

           … Họ nh́n nhau đắm đuối, rồi, không kềm được, chàng ôm lấy nàng. Chàng nghe trong ṿng tay thân h́nh mềm mại của người yêu run lên nhè nhẹ. Nàng hơi ngă người về phía sau, nhịp thở đức khoảng, bờ môi khép hờ. Mùi con gái tiết ra thoang thoảng làm chàng ngây ngất ! Chàng cuối xuống hôn nhẹ lên môi người yêu, hơi vội vă như sợ mất đi phút giây huyền diệu đó. Nàng nhắm mắt …

           Ở đoạn này, điều mà tôi chắc chắng có, là cái " mùi con gái ". Bởi v́ hồi đó, trong buổi " ăn nằm " đầu tiên, tôi khám phá ra cái mùi con gái trong thân thể của vợ tôi. Cái mùi đó thật là nhẹ nhàng trinh nguyên nhưng vô cùng quyến rủ. Nó phai đi lần lần theo thời gian để được thay vào bằng mùi dầu thơm đàn bà, cái mùi nhân tạo có khi đậm đặc đến tàn nhẫn !

           Khi tôi h́nh dung " nàng nhắm mắt ", tôi ngẩn ngơ hết mấy phút. Làm sao người con gái, khi nhắm mắt như vậy, có thể … hốt hồn ḿnh được ? Lúc đó, chắc t́nh yêu đă phải căng đầy đến mức độ mà chẳng c̣n ǵ chẳng phải cho nhau … Đẹp quá ! 

           Rồi th́ chắc phải cho họ hôn nhau thật sự, hôn nhau nồng nàn. Họ nhắm mắt hôn nhau để chỉ c̣n cảm nhận có t́nh yêu đang quánh đặc trên làng môi…

           Một lúc sau, một lúc lâu sau, họ buông nhau ra để nh́n nhau. Nhưng lần này không phải cái nh́n đắm đuối mà là cái nh́n sáng rực hạnh phúc, cái nh́n được kèm theo cái mỉm cười măn nguyện, bởi v́ họ đă nói hết cho nhau những ǵ họ muốn nói, dù họ không có nói lên bằng lời… Dễ thương không ?

           Rồi họ cặp nhau đi, ôm lấy lưng nhau mà đi, bước đi phiêu phiêu như không chấm đất. Bởi v́ họ c̣n ở trên mây t́nh yêu…

           Đến đây, tôi nghĩ có thể tạm chấm dứt chương đầu của " Một chuyện t́nh ". Cứ để nó " lửng lơ " như vậy mà đẹp. Tôi rất hài ḷng và có cảm tưởng như tôi vừa đi chung với chàng trai và cô gái đó trên một đoạn đường đầy hoa thơm cỏ lạ mà tôi chưa từng được đi qua !

           Làm xong công chuyện ở vườn sau, tôi lên lầu thay đồ đi tắm. Tôi thấy trên bàn viết có mấy chồng sách đặt ngổn ngang. Bước lại xem, th́ ra là mấy quyển Lịch Sách Tử Vi của vợ tôi. Mấy quyển này – nhiều lắm, bởi v́ năm nào bả cũng mua ba quyển khác nhau và những quyển của mấy năm trước bả vẫn c̣n giữ lại – bả để trong tủ quần áo thay v́ để trên kệ sách pḥng khách, bởi v́ bả chỉ đọc nó ở trên giường ! Tôi hỏi vọng xuống nhà:

           - Ủa ! Sao bà để sách ở đây vậy ?

           - Để tạm, trong khi tôi soạn lại tủ quần áo. Không có chiếm bàn viết của ông đâu mà lo !

           Tôi đưa hai tay lên không rồi bỏ mặc cho nó rơi xuống. Cử chỉ tôi đầu hàng đó ! Bởi v́ tôi đă quen với cái " tạm " của bả, cái " tạm " thường kéo dài năm bảy tháng, đôi ba năm !

           Tắm xong, tôi hăng hái ngồi vào bàn viết, mặc dù tôi bị vây quanh bởi mấy chồng sách tử vi ! Chuyện t́nh c̣n đang ngầy ngật trong tôi, tôi phải viết ra ngay để đừng sót một chi tiết nào hết, đừng quên một rung động nào hết. Tôi viết say sưa như viết chuyện thật đời ḿnh ! Càng viết, tôi càng nghe nhẹ trong ḷng, làm như là những ǵ chất chứa ở trong đó được trút ra lần lần trên từng trang giấy…

           Tôi viết mà quên thời gian. Có tiếng vợ tôi gọi từ dưới nhà :

           - Ông ơi ! Xuống ăn cơm.

           Tôi " Ờ ", nhưng vẫn tiếp tục viết. Được mấy ḍng, tôi tự nhủ : " Xuống ăn chớ để bả đợi ".

           Tới giữa cầu thang, nh́n xuống thấy trên bàn ăn có mấy dĩa đồ ăn, một tô cơm và chỉ có một cái chén và một đôi đũa. Ngồi vào bàn, tôi hướng về phía bếp, hỏi :

           - Bà không ăn sao ?

           - Ăn rồi ! Đợi ông ăn đặng đói ră ruột à !

           Một ư nghĩ thoáng qua trong đầu : " Hay là ḿnh trở lên viết tiếp chuyện t́nh ? Ăn một ḿnh th́ ăn lúc nào không được " Nhưng tôi vẫn bới cơm vào chén v́ thấy nếu đă ngồi vào bàn rồi mà bỏ đi th́ vợ tôi sẽ cho rằng tôi chê cơm của bả, rồi sanh chuyện ! Bả đâu hiểu rằng, đối với tôi bây giờ, ăn không quan trọng bằng viết, bởi v́ tôi đang thèm viết.

           Bỗng tôi nhớ lại câu nói của một đại văn hào người Pháp hay người Mỹ ǵ đó tôi quên, rằng : " Thông thường , các nhà văn hay viết những ǵ mà họ không có ".

           Tôi ngẩn ngơ một lúc rồi đưa chén lên môi lùa cơm vào miệng như tôi lùa lá khô vào một góc vườn, hồi năy.

Tiểu Tử